Làm mới không gian nhà bếp với những xu hướng thiết kế hot năm 2023
Trong 10 năm qua, đặc biệt là từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025), Long An luôn tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đó là tiền đề quan trọng để tỉnh đạt mục tiêu đến năm 2025 giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở GTVT Long An, cho biết từ năm 2020 đến nay, Long An đã đầu tư hơn 30.000 tỉ đồng (gồm vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác) phục vụ phát triển hạ tầng giao thông. Tỉnh xác định có 8 công trình giao thông đột phá trong nhiệm kỳ này. Trong đó, hiện có 3 dự án đã được đưa vào khai thác sử dụng, gồm nâng cấp, mở rộng ĐT824 (đoạn từ ngã ba Mỹ Hạnh đến cầu kênh Ranh); nút giao đường Hùng Vương - QL62 và ĐT826E. Dự án đường Lương Hòa - Bình Chánh đang triển khai thi công. Các tuyến đường còn lại như Hựu Thạnh - Tân Bửu; đường kết nối đường dẫn vào cầu Rạch Dơi đến ĐT826E; trục động lực Đức Hòa; đường Tân Tập - Long Hậu sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030.Song song đó, 2/3 công trình trọng điểm là đường Vành đai TP.Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây đã được đưa vào khai thác, sử dụng. ĐT830E đang triển khai thi công sẽ hoàn thành trong năm 2026. Riêng dự án còn lại là QL50B (ĐT827E) kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang có vốn đầu tư khá lớn nên tỉnh xác định phân kỳ đầu tư với các dự án thành phần.Hiện, có 3 dự án thành phần là cầu bắc qua sông Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây đã được UBND tỉnh Long An trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư, với tổng vốn khoảng 4.797 tỉ đồng. Song song đó, công tác giải phóng mặt bằng đang được triển khai quyết liệt… Riêng 2 dự án trọng điểm quốc gia là Vành đai 3 cũng được tỉnh Long An tập trung triển khai quyết liệt, đạt khối lượng thi công rất tốt. Dự kiến trong tháng 12.2025, đường Vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn Long An sẽ được đưa vào sử dụng. Đối với dự án Vành đai 4, tỉnh đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gửi UBND TP.HCM tổng hợp trình Hội đồng thẩm định Trung ương thẩm định, nếu thuận lợi sẽ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong quý 2/2025.Có thể nói, sau khi đầu tư hoàn thành các công trình theo quy hoạch, hạ tầng giao thông tỉnh Long An sẽ cơ bản đồng bộ. Tất cả phương tiện vận tải thủy - bộ dễ dàng di chuyển kết nối giữa các trung tâm đô thị, giữa các khu - cụm công nghiệp trong tỉnh và với các khu vực kinh tế quan trọng như cảng biển, khu cụm công nghiệp… của các tỉnh, thành lân cận như TP.HCM, Tây Ninh, Đồng Tháp, Tiền Giang và cả Vương quốc Campuchia.Tuy vậy, theo ông Đặng Hoàng Tuấn, Long An cần tập trung huy động mọi nguồn lực, từ sự hỗ trợ của Trung ương, ngân sách của tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, nhất là sự đồng thuận của người dân trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Từ đó, danh mục 34 dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2026 mới triển khai đạt yêu cầu đề ra (12 danh mục chuyển tiếp và 22 danh mục khởi công mới). Trong đó, chỉ riêng dự án đường Vành đai 4 (đoạn qua Long An) đã có nhu cầu vốn dự kiến gần 10.000 tỉ đồng; đường nối TP.Tân An đến cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (đoạn Tuyên Nhơn - Bình Hiệp) với nhu cầu vốn dự kiến gần 4.800 tỉ đồng…Thực hiện nghiêm túc định hướng, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, cùng sự vận dụng linh hoạt, năng động, sáng tạo của Tỉnh ủy và việc triển khai kịp thời, hiệu quả của UBND tỉnh Long An nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Long An có sự phục hồi rõ nét ngay từ sau đại dịch Covid-19 đến nay. Tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tăng trưởng mạnh hơn năm trước.Nổi bật trong năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Long An đạt 8,3% (cao hơn bình quân cả nước khoảng 7,09%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng mạnh khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ - thương mại (khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 15,8%).Nếu đầu nhiệm kỳ XI, Long An có 11.300 doanh nghiệp (DN), 1.000 dự án FDI hoạt động thì cuối năm 2024 đã có đến gần 20.000 DN, 1.300 dự án FDI đang hoạt động đầu tư với tổng đăng ký tăng gấp đôi. DN đăng ký thành lập mới tăng đến 59%, vốn đăng ký tăng 41% so với năm 2023. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 ước đạt 12 tỉ USD, trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 8 tỉ USD…Môi trường đầu tư của tỉnh Long An tiếp tục được cải thiện và vươn lên top đầu của cả nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh hiện đứng thứ 2; chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) đứng vị trí thứ 12 trong 63 tỉnh, thành cả nước; top 10 địa phương hấp dẫn DN lớn năm 2024.Về xã hội, cuối năm 2024, TP.Tân An vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn Đô thị văn minh. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh đầu tiên trong cả nước được trao danh hiệu này. Long An cũng là tỉnh đầu tiên trong vùng ĐBSCL miễn, giảm học phí đối với học sinh bậc mầm non và THCS; GRDP bình quân đầu người khoảng 107 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,56%...Năm 2024, tổng thu ngân sách của tỉnh Long An đạt hơn 26.500 tỉ đồng (tăng hơn 8.500 tỉ đồng so với năm 2019, đạt 125,6% dự toán T.Ư giao, bằng 131% so với cùng kỳ năm 2023), đã đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI (đến năm 2025 thu ngân sách từ 25.000 - 30.000 tỉ đồng). Đặc biệt, kết quả thu ngân sách 26.500 tỉ đồng là con số kỷ lục trong khu vực ĐBSCL.Theo ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An, thu ngân sách năm 2024 của tỉnh khá ấn tượng nhưng tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong năm 2025 để đạt mục tiêu thu ngân sách 30.000 - 35.000 tỉ đồng (tăng hơn 12%). Phấn đấu đến năm 2030, Long An thu ngân sách đạt 50.000 - 55.000 tỉ đồng và trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Trong năm 2025, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được yêu cầu các cấp ủy, chính quyền tỉnh tuyệt đối không chủ quan, tự mãn, "ngủ quên trên vòng nguyệt quế". Tỉnh cần thực hiện đúng phương châm "Nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn, phương pháp phải đúng, hành động phải quyết liệt, sản phẩm phải cụ thể" cùng quan điểm "Đổi mới tư duy, lề lối làm việc, cách nghĩ, cách làm; xem doanh nghiệp là nguồn lực, là động lực cho sự phát triển, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật làm thước đo hiệu quả công việc". Phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống "trung dũng kiên cường" như cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện để vượt qua "cơn gió ngược" mang tên Covid-19 tại thời điểm đầu nhiệm kỳ; phấn đấu hoàn thành xuất sắc dự toán năm 2025.Những thiết bị gia dụng có thể khiến Wi-Fi gặp vấn đề
Bất chấp vẫn còn hàng loạt khó khăn bủa vây, thị trường ô tô Việt Nam vẫn khép lại năm 2024 với những tín hiệu đầy lạc quan. Nỗ lực của các nhà sản xuất, phân phối cùng với sự trợ lực từ chính sách… đã góp phần vực dậy sức mua trên thị trường sau khi đã sụt giảm đáng kể vào năm 2023. Cùng với việc tăng mua sắm ô tô mới, sự thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng ô tô Việt Nam càng được thể hiện rõ trong năm 2024.Sau bước chạy đà doanh số không mấy khả quan trong giai đoạn đầu năm, cùng phong độ doanh số khá phập phù kéo dài đến hết quý 2/2024. Bắt đầu từ quý 3/2024 thị trường ô tô bắt đầu cho thấy tín hiệu hồi phục khi doanh số bán ô tô mới liên tiếp tăng trưởng, qua đó khép lại năm 2024 với thành tích đáng khích lệ. Theo số liệu bán hàng được Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố, trong năm 2024, doanh số bán ô tô các loại của các thành viên thuộc VAMA đạt tổng cộng 340.142 xe ô tô các loại, tăng 38.153 xe tương đương 12,6% so với năm 2023. Kết quả này, cộng với 67.168 xe ô tô Hyundai do TC Motor lắp ráp, phân phối ra thị trường, tổng lượng ô tô sử dụng động cơ đốt trong, cũng như hybrid và Plug-in hybrid… tiêu thụ tại Việt Nam năm 2024 đạt 407.310 xe, cao hơn khoảng 12% so với năm 2023.Thậm chí, nếu tính luôn cả doanh số bán ô tô điện của VinFast (đạt hơn 87.000 xe), trong năm 2024 người Việt đã mua sắm khoảng 500.000 xe ô tô mới các loại. Con số này còn chưa bao gồm doanh số bán hàng của các thương hiệu ô tô nhập khẩu như Mercedes-Benz, Audi, Jaguar Land Rover, Volvo, Nissan, MG… cũng như gần chục thương hiệu ô tô Trung Quốc đã gia nhập thị trường Việt Nam.Như vậy, sau khi sụt giảm trong năm 2023, bước sang năm 2024 thị trường ô tô đã tìm lại nhịp tăng trưởng doanh số. Kết quả này một phần đến từ chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ khi lần thứ tư ban hành chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước, áp dụng theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng 9 - 11.2024. Chỉ trong khoảng thời gian này, các doanh nghiệp phân phối ô tô đã bán ra thị trường hơn 86.000 ô tô mới các loại. Trong khi đó, ô tô thuần điện chạy bằng pin cũng được ưu đãi lệ phí trước bạ ở mức 0%. Đặc biệt cũng phải kể đến nỗ lực của các nhà sản xuất, phân phối trong việc liên tục tung ra thị trường những mẫu mã mới, đồng thời liên tục áp dụng chương trình ưu đãi, giảm giá xe để thu hút khách hàng.Cùng với nhu cầu mua sắm ô tô mới gia tăng, năm 2024 cũng cho thấy sự thay đổi rõ nét về thị hiếu cũng như xu hướng chọn mua ô tô của người Việt. Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, người Việt không còn đổ tiền vào các dòng ô tô hạng sang, thay vào đó ô tô tầm giá từ 400 - 800 triệu đồng là những dòng xe được chọn mua nhiều nhất. Cụ thể, các phân khúc như SUV đô thị, Crossover hạng B, sedan hạng B hay MPV có tầm giá dưới 800 triệu đồng là những phân khúc hút khách nhất thị trường.Bên cạnh đó, trong xu hướng chuyển đổi xanh, người Việt cũng không còn quá e ngại với các dòng ô tô năng lượng mới như ô tô thuần điện, xe hybrid lai xăng - điện, hay xe hybrid cắm sạc - Plug-in hybrid. Theo VAMA, gần 10.000 xe ô tô hybrid mới đã đến tay khách hàng Việt Nam trong năm 2024. Trong khi ô tô thuần điện đạt doanh số bán gần 90.000 xe, trong số này ô tô điện VinFast vẫn chiếm đa số. Ngoài việc giảm khí thải ra môi trường, tính kinh tế trong quá trình sử dụng cũng là yếu tố tạo động lực để người Việt chuyển sang sử dụng ô tô điện, hybrid…Xét về kiểu loại, năm 2024 tiếp tục cho thấy sự áp đảo ngày càng lớn của các dòng ô tô gầm cao. Trong số hơn 340.000 ô tô mới được các thành viên VAMA phân phối đến tay khách hàng, có đến gần 188.000 xe ô tô gầm cao thuộc dòng SUV (chiếm 83.002 xe), Crosssover (28.923 xe), MPV (52.723 xe) và xe bán tải (23.163 xe)… Trong khi đó, dòng sedan truyền thống chỉ đạt 47.521 xe, giảm hơn 5.000 xe so với năm 2023.Bước sang năm 2025, xu hướng người Việt mua sắm ô tô chuộng xe gầm cao đa dụng được dự báo sẽ tiếp diễn. Trong khi đó, ô tô điện cũng như xe hybrid dự kiến cũng sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng.
Oppo Find N3 Flip và Oppo Pad 2 ra mắt toàn cầu
Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái "10 điểm cho anh trai tinh ý. Nhớ chỉ các cháu điểm mù xe lớn khi đi đường nghe mọi người". Theo đoạn clip, bé gái đi xe đạp sát bên chiếc xe tải, người đàn ông ở trong quán cà phê thấy liền đi ra chỉ bé đi lên phía trước. Bé gái đang chuẩn bị lên xe đạp, xe tải cũng bắt đầu di chuyển. Thấy tình huống nguy hiểm, xe tải có thể chạm xe đạp của bé gái, người này đi lên theo, giơ tay ra tín hiệu để tài xế xe tải dừng lại kịp thời. Sau khi bé gái di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm, người đàn ông ngỏ ý cảm ơn đồng thời thông báo để tài xế xe tải biết và tiếp tục di chuyển. Vụ việc xảy ra khoảng 6 giờ 16 phút ngày 27.12. Đoạn clip sau khi đăng tải lên mạng xã hội thu hút sự quan tâm, bình luận của dân mạng. Ai nấy đều cho rằng đó là tình huống nguy hiểm, người đàn ông đã tinh ý giúp đỡ để bé gái được an toàn. Tài khoản Lê Tý bình luận: "Nhìn vậy chứ nguy hiểm lắm, vào điểm mù xe tải của ô tô rồi đó". Nick name Chấn Quang chia sẻ: "Tình huống trông bình thường vậy chứ rất nguy hiểm đấy, sai một ly đi luôn một dặm. Bạn Vương Linh viết: "Anh trai quá xuất sắc, chúc anh và gia đình luôn mạnh khỏe, bình an". Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, anh Nguyễn Tấn Hưng (31 tuổi) là người cứu bé gái. Anh cho biết vụ việc diễn ra ở trước quán cà phê của anh ở H.Mộ Đức, Quảng Ngãi. Khi để ý thấy bé gái sắp vào điểm mù xe tải nên đến hướng dẫn bé đi qua. "Tôi hướng dẫn bé đi lên phía trước nhưng bé dừng gần xe quá nên bác tài không thấy. Lúc đó, tôi thấy bác tài chuẩn bị xuất phát nên giơ tay ra tín hiệu có chướng ngại vật phía trước. Tôi đoán bé gái học cấp 1, thời gian gấp rút quá nên sau đó không kịp giải thích điểm mù xe tải với bé gái. Đó là lương tâm của bản thân, phải làm cách nào để va chạm không xảy ra, lúc đó không nghĩ gì nhiều hết", anh Hưng nói. Cũng theo anh Hưng, trước đây anh có lái xe 7 chỗ, gặp tình huống đó biết nguy hiểm có thể xảy ra. Nơi anh buôn bán gần đường quốc lộ, có nhiều phương tiện qua lại. Anh đăng clip lên mạng xã hội để phụ huynh biết điểm mù và hướng dẫn các con tránh gặp trường hợp nguy hiểm. Cách đây không lâu, anh Vũ Tiến Anh (34 tuổi, ở TP.Hòa Bình) cũng có hành động tương tự khi cứu bé trai tránh điểm mù xe tải. Anh cho biết, thời điểm đó anh đi đón con học cùng trường với bé trai trong clip. Lúc đi đổ xăng thấy bé trai đi gần xe tải nên quyết định kéo bé lại."Lúc đầu bé trai đi ngược chiều rồi mới tạt qua đi gần xe tải, clip đăng trên mạng xã hội họ đã cắt ngắn. Tôi chủ động nên không sợ bé giật mình bị ngã, tài xế xe tải có bảo thấy tôi kéo lại nên mới yên tâm đi. Bé trai đi ngược chiều nên tài xế không thấy, cháu hơn con tôi 1 tuổi. Kéo bé xong, tôi định quát nhưng sợ bé hoảng nên không dám quát nữa, cháu có nói xe bị mất phanh (mất thắng - PV)", anh Tiến Anh bày tỏ.
Ngày 26.1, mạng xã hội lan truyền clip một ô tô biển vàng bất ngờ tự chạy trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Lúc này, xung quanh có rất nhiều người. Một số người cố gắng kéo chiếc xe lại, số khác dùng các vật cản chặn chiếc ô tô nhưng bất thành.Chiếc ô tô vẫn di chuyển từ từ về phía trước. Xung quanh có nhiều tiếng la "tránh ra... xe không có tài xế, xe tự chạy".Qua xác minh, sự việc xảy ra vào tối 25.1 (26 tết) tại tuyến đường nằm trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Đại diện lực lượng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, thời điểm trên ô tô không có người bên trong. Người lái xe thấy sự việc thì chạy đến và đơn vị sau đó cử lực lượng ngăn lại. Ô tô di chuyển một đoạn ngắn thì dừng lại sau khi vướng vào gờ một hàng rào.Nguồn tin riêng khác của Báo Thanh Niên cho biết, khi phát hiện vụ việc, người dân, lực lượng an ninh sân bay đã kịp đến xử lý. Vụ việc không gây thiệt hại về tài sản, người, cũng như không gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất.Tài xế thừa nhận nguyên nhân do quên về P (chế độ đỗ xe), quên tháo dây an toàn và không nhấn nút phanh điện tử.
Tranh cãi chuyện 'ngồi trong ô tô mát thì đừng giành đường với xe 2 bánh'
Anh Nguyễn Hoàng Hải (32 tuổi), làm việc ở Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), chia sẻ một trong những câu hỏi không dễ có câu trả lời vào mỗi dịp tết, chính là nên lì xì bao nhiêu?"Tôi cứ phân vân và chẳng thể tìm được câu trả lời hợp lý. Tôi rất ngại nếu lì xì mà bị… chê ít", anh Hải nói.Câu chuyện tế nhị này cũng là nỗi niềm của nhiều người trẻ. Họ muốn mừng tuổi cho con, cháu, là con của họ hàng, là con của đồng nghiệp, người quen thân… nhân dịp tết đến. Tuy nhiên, họ gặp khó trong việc nên để vào phong bao lì xì bao nhiêu tiền."Nếu lì xì chỉ 10.000 đồng, 20.000 đồng thì có vẻ ít. Tuy nhiên lì xì 50.000 đồng, 100.000 đồng hay 200.000 đồng thì tốn rất nhiều tiền. Nếu phải lì xì cho nhiều người, sẽ rất tốn kém", chị Đỗ Bích Hiền (30 tuổi), làm việc ở Công ty Zitahima (TP.Thủ Đức, TP.HCM), nói.Lê Hiền Trân (28 tuổi), làm việc ở Công ty TNHH thương mại Nhân Kim (Q.6, TP.HCM), cho hay: "Đã từng rơi vào tình cảnh… muối mặt vì sau khi lì xì cho con một người bạn, đứa trẻ mở phong bao lì xì và nói "chỉ có 20.000 đồng"."Mỗi dịp cận tết, tôi luôn liệt kê danh sách những con, cháu, trẻ em mà tôi sẽ lì xì để ước chừng số tiền cần phải chuẩn bị, bỏ sẵn vào phong bao lì xì. Nếu bỏ vào mỗi phong bao lì xì số tiền ít thì kỳ, mà nhiều thì có khi tốn cả hơn nửa tháng lương", Trân cho hay.Theo chuyên gia tâm lý Đỗ Thảo Hạnh (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), đây là câu hỏi không thể có câu trả lời hợp lý."Trước khi đặt ra thắc mắc "nên lì xì bao nhiêu?", thì mọi người cần hiểu ý nghĩa của lì xì (hay mừng tuổi) là một trong những phong tục đẹp của người VN trong dịp Tết Nguyên đán. Dù khoản tiền trong phong bao lì xì có bao nhiêu đi nữa, thì khi lì xì cũng chứa thông điệp mong người nhận có sự may mắn, niềm vui, vạn sự như ý dịp năm mới. Đây là phong tục luôn hiện hữu và không thể thiếu vào dịp tết cổ truyền", chị Hạnh nói.Chị Hạnh cho rằng: "Chúng ta đừng quá câu nệ hình thức và vật chất. Cũng đừng lo bị chê ít khi lì xì. Tùy khả năng tài chính của mỗi người mà tự "cân đo đong đếm" để có khoản tiền lì xì phù hợp. Chẳng hạn, nếu có điều kiện, có thể lì xì cho con, cháu 100.000 đồng, 200.000 đồng. Nhưng nếu chưa có nhiều dư dả, có thể lì xì 50.000 đồng, 20.000 đồng".Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thiện (Trung tâm tư vấn tâm lý Việt Tâm, TP.HCM), cho rằng: "Cần lưu giữ ý nghĩa tốt đẹp của việc lì xì đầu năm. Ý nghĩa tốt đẹp ấy không thể hiện ở giá trị vật chất (tiền nhiều hay ít trong phong bao lì xì) mà nằm ở giá trị tinh thần, nghĩa là những lời chúc may mắn khi trao phong bao lì xì".Anh Thiện nói: "Đừng tự làm bản thân phải đau đầu khi cố tìm câu trả lời "nên lì xì bao nhiêu?". Nên tận hưởng tết. Chuyện lì xì thì tùy vào điều kiện kinh tế, mức độ thân thiết".Anh Thiện cũng cho rằng: "Phụ huynh có con cũng nên hướng dẫn con không nên mở phong bao lì xì sau khi nhận tiền mừng tuổi. Bên cạnh đó, cần dạy con về ý nghĩa của phong tục lì xì. Có như vậy, con sẽ không cảm thấy "tiền ít", so bì, tị nạnh khi được người khác lì xì".